Khi tiến hành hậu kì phim, người dựng phim được ví như một vị thần với những “nhát cắt” tinh tế và chính xác tựa như phép màu tạo nên một video quảng cáo hấp dẫn. Từ trước đến nay, hậu kì phim đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tạo sản phẩm quảng cáo một cách đặc biệt và mới mẻ.
Để tạo nên những thước phim hoàn hảo, người dựng cần nắm những kĩ thuật quay phim cơ bản để làm công cụ phụ trợ cho mình. Muốn trở thành người dựng phim chân chính, đừng nên “biểu diễn” kỹ thuật dựng phim mà không có những kiến thức căn cốt tạo nền tảng.
Dựng phim trong hậu kì phim quảng cáo là thao tác quan trọng và ý nghĩa để tạo nên sự thành công của một video quảng cáo. Tài năng của người dựng phim được đánh giá cao nếu những nhát cắt của họ gần như trở nên vô hình trong mắt khán giả, khiến khán giả khi xem cảm thấy tự nhiên, thoải mái và không hề chú tâm về các cú cắt cảnh đã xảy ra.
Ở vai trò là người hậu kì phim quảng cáo bạn cần nằm lòng những kĩ thuật căn bản nhất, nhằm tạo nên sự liên tục và hấp dẫn cho một video quảng cáo. Dựng phim quả thật là nghệ thuật thậm chí là khó khăn. Năm bắt tốt các kĩ thuật căn bản bạn sẽ rút ngăn thời gina hậu kì và cho ra đời những sản phẩm quảng cáo ấn tượng.
Chuyển cảnh là một thao tác cơ bản, quen thuộc thường được dùng chủ yếu khi thực hiện việc hậu kì phim quảng cáo. Cut là một sự chuyển đổi giữa những cảnh quay, từ cảnh quay này sang cảnh quay khác hoặc cắt bớt những chi tiết dư thừa trong cảnh quay. Kĩ thuật chuyển cảnh đóng đảm hình ảnh xuất hiện đẹp, chính xác và logic, tạo nên cốt truyện cho video quảng cáo.
Chuyển cảnh cut có nhiều dạng khác nhau được áp dụng theo mục địch ý đồ của người dựng. Sử dụng đa dạng các kĩ thuật trong chuyển cảnh cut, bạn sẽ tạo nên một video tự nhiên, độc đáo.
Xem thêm: Các kỷ thuật chuyển cảnh cơ bản trong hậu kỳ
Cutting on action: Đây là thao tác cắt cảnh nhằm chuyển từ shot quay này sang shot quay khác trong khi chủ thể (nhân vật hoặc diễn viên) vẫn hành động. Đó là cách cắt chuyển cảnh thường dùng phổ biến hiện nay trong lúc hậu kì phim quảng cáo.
Cut away: Cut away bắt đầu bằng 1 cảnh rồi chèn cảnh khác và sau đó trở lại diễn biến của cảnh trước đó. Các chèn đó có thể hiện diện trong cùng 1 địa điểm với nhân vật (diễn viên), hoặc bạn có thể sử dụng cut away để thể hiện suy nghĩ và ảo ảnh trong tâm trí của nhân vật
Jump cut: Loạt cảnh mở đầu của bộ phim City of God ra mắt năm 2002 là một đoạn dạo đầu với nhịp điệu nhanh và gây ấn tượng mạnh cho khán giả được xem là một trong những cảnh sử dụng cảnh nhảy hiệu quả nhất. Tuy không được khuyến khích sử dụng nhưng nếu sử sụng đúng lúc nó có thể tạo ra ý nghĩa và hiệu quả hình ảnh chon người xem.
Bên cạnh kĩ thuật chuyển cảnh hiệu quả, người dựng cũng nên kết hợp với việc sử dụng các hiệu ứng chuyển cảnh để mang lại sự tự nhiên cho video quảng cáo. Có nhiều hiệu ứng được dùng cho các quảng cáo với công dụng khác nhau. Sử dụng những hiệu ứng thích hợp bạn sẽ tạo nên một video thật sự ấn tượng.
Fade in - fade out: Đây là hiệu ứng chuyển cảnh này cực kì kinh điển trong làm phim quảng cáo, đơn giản là làm sáng lên hoặc tối đi cảnh quay trước khi sang cảnh mới.
Dissolve dissolve: Hiệu ứng này cũng là 1 trong những cách chuyển cảnh cơ bản nhất, hiệu ứng được dùng vào giữa 2 cảnh quay, và có thể trông giống như nhau. Và cách chuyển cảnh này thể hiện sự trôi qua của thời gian. Hoặc bạn cũng có thể dùng hiệu ứng này để thể hiện sự gợi nhớ, sự tan biến hoặc sự thay đổi của diễn viên.
Dựng hình không phải là câu chuyện của sở thích hay cách nhìn nhận, ý đồ của tác giả mà trước đó họ cần phải tuân thủ nghiêm những quy định chung ghi dựng hình hậu kì phim quảng cáo.
Khi dựng hình TVC quảng cáo bạn cần nắm chắc những nguyến tắc sau đây:
Dựng thô: Đây được xem là nguyên tắc cơ bản đầu tiên khi người dựng tiến hành hậu kì phim quảng cáo. Dựng thử để xem hiệu quả, lượt bớt các cảnh thừa, sắp xếp sơ lược đường dây hình ảnh nhằm đánh giá hiệu quả ban đầu trước khi dựng chính thức.
Logic, dễ hiểu, hấp dẫn: Phim quảng cáo để thu hút người xem cần làm khán giả hiểu được thông điệp của doanh nghiệp, thương hiệu muốn truyền tải. Sản xuất TVC quảng cáo chú trọng nhiều vào hình ảnh và hiệu quả thu hút khách hàng, khiến khách hàng nhớ đến sản phẩm công ty thông qua cơ chế lặp lại nhiều lần trong trí não bằng sự dễ hiểu, hấp dẫn và nhanh chóng.
Không bóp méo sự thật: Dù rằng phim quảng cáo có sự phóng đại và tâng bốc sản phẩm của công ty hơn mức bình thường nhưng vẫn đảm bảo được nhưng thông tin chính xác thì vẫn được chấp nhận. Sự thật là điều mà nhà sản xuất cần tuân thủ khi làm quảng cáo. Tuy nhiên, dựng hình nếu làm sai lệch nhiều thông tin hay phóng đại nói dối quá mức cho phép sẽ phản tác dụng khiến người dùng xa rời sản phẩm của bạn.
Kĩ thuật làm phim quảng cáo khá đa dạng tạo nên phong cách và lối dẫn dắt câu chuyện của video. Khi làm phim quảng cáo, người dựng có thể sử dụng nhiều kiểu dựng hình khác nhau nhưng vẫn có những kiểu phổ biến thường được sử dụng trong dựng video. Các kiểu dựng này có những thế mạnh và hạn chế khác nhau góp phần tạo được sự hấp dẫn, mới mẻ cho thành phẩm video quảng cáo cuối cùng.
Dựng hình trong hậu kì phim quảng cáo là công đoạn quan trọng quyết định đến sự thành bại của phim. Khi dựng hình tốt bạn sẽ có được những thước phim quảng cáo thực sự có giá trị và ý nghĩa. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hậu kì tốt và cho ra sản phẩm quảng cáo chất lượng. Việc bội chi trong phim quảng cáo là điều thường hay mắc phải ở nhiều doanh nghiệp khi chi tiền cho sản xuất phim giới thiệu.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ hậu kì phim chuyên nghiệp ấn tượng xin vui lòng liên hệ với Quay Phim Việt thông qua
Hotline: 090 165 4479 | Email: lienhe@quayphimviet.com.
Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!
Bản quyền thuộc về Quay Phim Việt. Mọi sao chép phải được sự cho phép!
Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}